Cơ quan thường trực Hội_đồng_Nhân_dân_Tối_cao

Dù Hội đồng Nhân Tối cao là cơ quan lập pháp hàng đầu của CHDCND Triều Tiên, trên thực tế, hai kỳ mỗi năm, Quốc hội được triệu tập, mỗi kỳ chỉ kéo dài vài ngày; thường thì để phê chuẩn những quyết định do lãnh đạo của KWP đưa ra.

Trong thời gian giữa các kỳ họp Hội đồng Nhân dân Tối cao, một cơ quan thường trực gọi là Ủy ban Thường vụ (상임위원회, Sangim Wiwŏnhoe,Thường nhiệm Ủy viên Hội) được Quốc hội bầu ra để thực hiện các chức năng lập pháp khi Hội đồng Nhân dân Tối cao không họp.

Ủy ban Thường vụ có các quyền hạn sau đây[19]:

  1. Triệu tập Hội đồng Nhân dân Tối cao;
  2. Thực hiện công tác lập pháp, sửa đổi, bổ sung văn bản luật trong thời gian Quốc hội không họp;
  3. Thẩm tra và phê chuẩn các kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia, ngân sách quốc gia trong thời gian Quốc hội không họp;
  4. Giải thích Hiến pháp và các văn bản Luật hiện hành;
  5. Thực hiện chức năng giám sát nhà nước trong việc thực thi các kế hoạch đã được Quốc hội phê chuẩn;
  6. Hướng dẫn các cơ quan địa phương thực hiện các quyết định, chỉ thị của Hiến pháp, Quốc hội, Hội đồng Quốc phòng, Ủy ban thường trực Quốc hội;
  7. Thực hiện công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và các Hội đồng Nhân dân địa phương;
  8. Tổ chức công tác cho các đại biểu Quốc hội;
  9. Tổ chức công tác cho các ủy viên của các ủy ban chuyên môn của Quốc hội;
  10. Bổ nhiệm hoặc giải tán Chính phủ;
  11. Căn cứ đề nghị của Thủ tướng, bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ trong thời gian Quốc hội không họp;
  12. Bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên của các Ủy ban chuyên môn của Ủy ban thường trực Quốc hội;
  13. Tuyển cử hoặc bãi miễn các chức vụ Thẩm phán và Hội thẩm Nhân dân của Tòa án Tối cao;
  14. Phê chuẩn hoặc phế trừ các hiệp ước quốc tế;
  15. Quyết định bổ nhiệm hoặc triệu hồi các nhân viên ngoại giao tại nước ngoài;
  16. Chế định các huân huy chương, danh hiệu cao quý, hàm ngoại giao cũng như việc phong thưởng nhà nước;
  17. Quyết định đại xá hoặc đặc xá;
  18. Thiết lập hoặc thay đổi các đơn vị hành chính.

Đứng đầu cơ quan này là một Chủ tịch Đoàn Chủ tịch (위원장, Wiwŏnjang). Người hiện đang giữ chức vụ này là ông Choe Ryong-hae.

Cũng theo Hiến pháp 1998, một số chức năng của vị trí Nguyên thủ quốc gia được trao cho Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tối cao, người về mặt pháp lý là đứng đầu nhà nước và đại diện cho quốc gia, như các trách nhiệm nhận quốc thư từ đại sứ nước ngoài[20]. Tuy nhiên, đây chỉ là chức vụ trên danh nghĩa, vì thực tế Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên và Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Triều Tiên là Kim Jong-un mới nắm giữ vai trò lãnh đạo cao nhất trên thực tế.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hội_đồng_Nhân_dân_Tối_cao http://www.aljazeera.com/news/2015/07/local-electi... http://articles.cnn.com/1998-08-20/world/9808_20_n... http://abcnews.go.com/International/wireStory?id=7... http://www.reuters.com/article/worldNews/idUSTRE52... http://news.xinhuanet.com/english/world/2012-04/14... http://www1.korea-np.co.jp/pk/195th_issue/20030816... http://www.koreaherald.co.kr:8080/servlet/cms.arti... http://www.kcckp.net/en/news/news_view.php?1+5212 http://38north.org/2017/04/rfrank042817/ http://archive.ipu.org/parline/reports/2085.htm